Giới thiệu Hội Điện lực miền Nam

seea 2



Hoạt động với tư cách là Hội thành viên của Hội Điện lực Việt Nam (sau đây gọi tắt là “VEEA”) trên địa bàn các tỉnh phía Nam, Hội Điện lực miền Nam (sau đây gọi tắt là “SEEA” hoặc “Hội”)

  • có những điểm chung, tương đồng với các Hội thành viên bạn trong hệ thống VEEA và những nét riêng, đặc thù cho điều kiện văn hóa, xã hội và đặc biệt là trình độ phát triển khoa học công nghệ của khu vực phía Nam so với mặt bằng chung của cả nước, khu vực được đánh giá là vùng kinh tế năng động nhất nước.
  • Với mục đích, tôn chỉ là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học, những người hoạt động trong ngành điện hoặc quan tâm đến sự phát triển của ngành điện ở các tỉnh thành phía Nam, hoạt động thường xuyên, không vì mục đích lợi nhuận, theo quy định của pháp luật, nhằm chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong nghề nghiệp, hỗ trợ ngành điện trong xây dựng và triển khai chiến lược phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động; cùng nhau phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh. Trong điều kiện như vậy, đặc biệt liên hệ với diễn biến tình hình suy thoái kinh tế hiện nay ở trong nước và trên thế giới, cộng với những thách thức to lớn mà ngành điện cũng như lực lượng lao động trong ngành đã và đang phải đối mặt, SEEA đề ra mục tiêu, định hướng hoạt động và phát triển của Hội trong giai đoạn 5 năm 2010-2015, cũng như chương trình cụ thể trước mắt cho năm 2010 như sau:
  • 1. Mở rộng mạng lưới hoạt động của Hội ở khu vực các tỉnh phía Nam từ Lâm Đồng – Ninh Thuận đến Cà Mau – Kiên Giang, phấn đấu đến cuối năm 2011 ở từng tỉnh/thành trong toàn khu vực đều có chi hội, phân hội Điện lực, nhằm gắn kết lực lượng trí thức, khoa học kỹ thuật và công nghệ đã và đang làm việc trong ngành điện và các ngành nghề liên quan tập hợp lại để cùng hoạt động phấn đấu vì sự nghiệp phát triển bền vững của ngành điện, bảo đảm an ninh năng lượng cho khu vực và quốc gia, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước;
  • 2. Thông qua mô hình tổ chức và các hoạt động đa dạng của Hội, mỗi hội viên có điều kiện và cơ hội để phát triển năng lực chuyên môn, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp theo hướng chuyên nghiệp hóa, chủ động tiếp cận với xu thế toàn cầu hóa trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Hội phấn đấu đến cuối năm 2015, động viên, bồi dưỡng các kỹ sư ưu tú của Hội để xúc tiến thủ tục đăng bạ với tổ chức AFEO (ASEAN Federation of Engineering Organisations) xét công nhận ít nhất 10 kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN (ASEAN Chartered Professional Engineer) hoặc đăng bạ với các tổ chức khác có đẳng cấp tương đương;
  • 3. Tổ chức Hội được xem là ngôi nhà chung của toàn thể hội viên, mà ở đó mọi người đều có nghĩa vụ và quyền lợi trong các hoạt động tương trợ, giúp đỡ nhau về các mặt tinh thần, vật chất để cùng tiến bộ, cũng như có cơ hội để tăng thêm thu nhập chính đáng, hợp pháp cho mình, phù hợp với tôn chỉ và mục đích hoạt động của Hội. Tổ chức Hội là môi trường giúp mỗi hội viên có điều kiện phấn đấu trở thành người có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, khả năng tổ chức, quản lý và có đạo đức nghề nghiệp để cung cấp các dịch vụ khoa học kỹ thuật, công nghệ đạt chất lượng cao được khách hàng, thị trường chấp nhận và được hội nghề nghiệp công nhận.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây