Sáng kiến “Máng trượt vận chuyển máy biến áp”

Tỉnh Bạc Liêu với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sông rạch và kênh đào chằng chịt. Trong thi công công trình điện, việc vận chuyển vật tư thiết bị, đặc biệt là vận chuyển máy biến áp 3 pha qua các vị trí đất mềm, vượt qua mương, bãi bồi gặp rất nhiều khó khăn, cần nhiều dụng cụ thi công và nhân công, tuy nhiên không đảm bảo an toàn.

Từ thực tế trên, nhóm tác giả Huỳnh Tấn Đức, Nguyễn Phương Giang, Đặng Hải Đăng – Điện lực Hòa Bình đã đề xuất giải pháp “Máng trượt vận chuyển máy biến áp” để khắc phục khó khăn trong quá trình vận chuyển máy biến áp thi công công trình điện.

Nội dung của giải pháp: gia công máng để máy biến áp, dùng tời hoặc máy kéo dây trung hạ thế để vận chuyển đến vị trí lắp đặt. Cụ thể:

Dùng sắt tấm (1700mm x 1400mm x 2mm), sắt U (75mm x 40mm x 3,2mm), sắt V (50mm x 4mm), sắt dẹt (60mm x 4mm), sắt tròn (ϕ 22mm) và bulon mắt (16mm x 250mm) gia công thành máng trượt (như hình 1, hình 2 bên dưới 
 

1 sang kien mang truot mba
Hình 1: Bộ khung máng trượt
2 sang kien mang truot mba
Hình 1: Bộ khung máng trượt

Đặt máy biến áp lên máng, dùng tời hoặc máy kéo dây trung hạ thế để kéo máng đến vị trí lắp đặt (hình 3, hình 4).
 
3 sang kien mang truot mba
Hình 3: Máy biến áp được đặt lên máng trượt
4 sang kien mang truot mba
Hình 4: vận chuyển máy biến áp đến vị trí lắp đặt
 

Giải pháp trên được áp dụng thi công tăng cường công suất trạm và lắp mới trạm biến áp từ tháng 11 năm 2019 đến nay đã thấy được hiệu quả thực tế trong việc vận chuyển máy biến áp 3 pha ở những vị trí vùng đất mềm, vượt qua mương, giúp nâng cao năng suất lao động, đặc biệt đảm bảo an toàn cho người và thiết bị thi công. Giải pháp đã được công nhận là sáng kiến cấp Tổng công ty Điện lực miền Nam năm 2020. 

  Đặng Thị Nhơn Tùng
Đơn vị: Phòng Kỹ thuật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây